
Đồng chí Nguyễn Thị Thanh Huyền - UVBTV, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh uỷ và các đại biểu dâng hương lên Thánh Mẫu

Tới dự có đồng chí Nguyễn Thị Thanh Huyền - UVBTV, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh uỷ; Đồng chí Nguyễn Hữu Điền - Nguyên Bí thư Tỉnh ủy; đồng chí Trịnh Hùng Sơn –TUV, Bí thư Huyện uỷ; Nguyễn Văn Cường - Phó Bí thư Thường trực Huyện uỷ, Chủ tịch HĐND huyện; Dương Quốc Lâm - Phó Bí thư Huyện uỷ, Chủ tịch UBND huyện; các đồng chí trong Ban Thường vụ Huyện uỷ; thành viên Ban Tổ chức, Ban Quản lý Di tích Lịch sử Quốc gia Đền Lăng Sương; lãnh đạo Đoàn 285 Bộ Tư lệnh Bảo vệ Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh; lãnh đạo các ban, phòng, ngành của huyện; lãnh đạo Đảng ủy – UBND các xã thị trấn; lãnh đạo Đảng ủy - UBND xã Minh Quang, Thuần Mỹ Ba Vì - thành phố Hà Nội; lãnh đạo Đảng uỷ, HĐND, UBND, UBMTTQ xã Đồng Trung cùng đông đảo nhân dân và du khách thập phương.

Nghi lễ rước bò từ Gò Đống bò về Đền



Nghi thức dâng lễ vật và Tế lễ

Tương truyền, bà Đinh Thị Đen lấy ông Nguyễn Cao Hành, tuổi đã cao mà chưa có con. Một hôm, có con rồng vàng xà xuống giếng hút nước, nhả ngọc phun châu. Bà Đinh Thị Đen lấy nước về tắm gội, bỗng thấy người nhẹ nhõm, thơm tho, ý động mang thai. Linh vật “đá quỳ” là nơi in dấu chân, bàn tay, đầu gối Thánh Mẫu quỳ trong cơn “vượt cạn” để sinh Thánh Tản sau 14 tháng mang thai. Tản Viên sau đó được một bà nhận làm con nuôi, cho sang núi Ba Vì tu học thành tài. Khi đã là bộ tướng và là phò mã, Sơn Tinh khuyên Vua Hùng thứ 18 nhường ngôi cho Thục Phán để giữ tình đoàn kết, tránh cuộc nội chiến kéo dài không cần thiết rồi về núi Tản sống với vợ là công chúa Ngọc Hoa. Khắc ghi công lao to lớn của Ngài, người dân đã lập đền thờ Tản Viên Sơn Thánh khắp các vùng miền, quanh năm khói hương để tri ân công đức, nhưng chỉ duy nhất Đền Lăng Sương là thờ cả Ngài, thân phụ của Ngài là Nguyễn Cao Hành, thân mẫu của Ngài là Đinh Thị Đen cùng các bộ tướng là Cao Sơn và Quý Minh - người đã có công giúp Tản Viên đánh giặc. Nơi đây còn thờ Ngọc Hoa công chúa là vợ của Thánh Tản, thờ dưỡng mẫu của Thánh Tản là Ma Thị Cao Sơn. Đây còn là địa danh sinh ra mẹ Âu Cơ - người mẹ huyền thoại của dân tộc Việt Nam, cũng là nơi Lạc Long Quân và Âu Cơ gặp nhau nên duyên vợ chồng. Di tích Quốc gia Đền Lăng Sương được xếp hạng Di tích cấp Quốc gia theo Quyết định số 25/2005/QĐ-BVHTT ngày 12 tháng 7 năm 2005 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

Đồng chí Trịnh Hùng Sơn –TUV, Bí thư Huyện uỷ; đồng chí Dương Quốc Lâm - Phó Bí thư Huyện uỷ, Chủ tịch UBND huyện gióng trống, thỉnh chiêng


Đồng chí Nguyễn Trọng Hòa - Phó Ban Tổ chức, Trưởng Ban Quản lý Di tích Lịch sử Quốc gia Đền Lăng Sương phát biểu khai mạc




Đồng chí Nguyễn Thị Thanh Huyền - UVBTV, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh uỷ và các đại biểu dự lễ giỗ Thánh Mẫu
Lễ giỗ Đức Thánh Mẫu năm nay được thực hiện trang nghiêm, thành kính theo nghi lễ truyền thống gồm: Rước lễ vật từ gò Đống Bò về Đền Lăng Sương; diễn xướng cồng chiêng; dâng lễ vật và dâng hoa; tế lễ... Đây là nghi thức văn hóa tâm linh đặc biệt được bảo tồn, lưu giữ nhằm giáo dục truyền thống lịch sử và phát huy đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, thể hiện lòng biết ơn, tri ân của nhân dân các địa phương trong và ngoài tỉnh tới các bậc tiền nhân đã có công dựng nước và giữ nước. Đồng thời là dịp, giới thiệu, quảng bá hình ảnh di sản văn hóa đặc sắc vùng đất Thanh Thủy đến du khách thập phương trên mọi miền Tổ quốc.
Thu Hương - Minh Phương - Minh Cảnh - Anh Tuấn