Các Lễ hội truyền thống ở huyện Thanh Thủy là một trong những nét đẹp văn hóa và tâm linh đậm đà bản sắc dân tộc. Mỗi lễ hội đều có đặc trưng riêng luôn thu hút được đông đảo du khách đến chiêm bái, tham quan.
Dưới đây là những lễ hội truyền thống được tổ chức vào Mùa Xuân Giáp Thìn trên địa bàn huyện Thanh Thủy. Quý vị hãy lựa chọn cho mình những lễ hội phù hợp nhất để du xuân đầu năm và gặp nhiều may mắn.
1. Lễ hội truyền thống Đền Lăng Sương
- Quy mô: Ủy ban nhân dân xã chủ trì tổ chức lễ hội.
- Địa điểm tổ chức: Đền Lăng Sương, huyện Thanh Thuỷ, tỉnh Phú Thọ.
- Thời gian tổ chức: 03 ngày từ ngày 23/02 đến ngày 25/02/2024 (tức từ ngày 14 đến ngày 16 tháng Giêng năm Giáp Thìn).
- Nội dung:
+ Phần lễ: Tổ chức lễ cáo tế theo nghi lễ truyền thống.
+ Phần hội: Tổ chức các hoạt động văn hóa: Liên hoan văn nghệ quần chúng; trò chơi dân gian như: Kéo co, bắn nỏ. Các hoạt động thể thao quần chúng: Thi đấu Bóng chuyền da nam, bóng chuyền hơi nữ.
Lễ Rước kiệu tại Lễ hội truyền thống Đền Lăng Sương
2. Lễ hội truyền thống Đình Đào Xá
- Quy mô: Ủy ban nhân dân xã chủ trì tổ chức lễ hội.
- Địa điểm tổ chức: Đình Đào Xá, huyện Thanh Thuỷ, tỉnh Phú Thọ.
- Thời gian tổ chức: 03 ngày từ ngày 7/3 đến ngày 9/3/2024 (tức từ ngày 27 đến ngày 29 tháng Giêng năm Giáp Thìn).
- Nội dung:
+ Phần lễ: Tổ chức rước kiệu, tế lễ, dâng hương theo nghi lễ truyền thống.
+ Phần hội: Tổ chứ các hoạt động văn hoá: Thi đấu bóng chuyền nam nữ, giao lưu văn hoá văn nghệ, hát cửa đình, tổ chức nấu cơm thi, kéo co và các trò chơi dân gian khác.
Lễ rước Voi tại Lễ hội truyền thống Đình Đào Xá
3. Lễ hội truyền thống Đền Sồi, xã Tu Vũ
- Quy mô: Ủy ban nhân dân xã chủ trì tổ chức lễ hội.
- Địa điểm tổ chức: Đền Sồi, khu 8 xã Tu Vũ.
- Thời gian tổ chức Lễ hội truyền thống Đền Sồi: 02 ngày từ ngày 15/02 đến ngày 16/02/2024 (tức từ ngày 06 đến ngày 07 tháng Giêng năm Giáp Thìn).
- Nội dung:
+ Phần lễ: Tổ chức rước kiệu, tế lễ, dâng hương theo nghi lễ truyền thống.
+ Phần hội: Tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ như: giao lưu văn nghệ quần chúng; các trò chơi dân gian truyền thống như: Bắn nỏ, gói bánh chưng, ném còn...các môn thể thao quần chúng: bóng chuyền nam, bóng chuyền hơi nữ…
4. Lễ hội truyền thống Đền Gốc Nghè, xã Tu Vũ
- Quy mô: Ủy ban nhân dân xã chủ trì tổ chức lễ hội.
- Địa điểm tổ chức: Đền Gốc Nghè, Khu 14, xã Tu Vũ.
- Thời gian tổ chức Lễ hội truyền thống Đền Gốc Nghè: 03 ngày từ ngày 19/02 đến ngày 21/02/2024 (tức từ ngày 10 đến ngày 12 tháng Giêng năm Giáp Thìn).
- Nội dung:
+ Phần lễ: Tổ chức tế lễ, dâng hương theo nghi lễ truyền thống.
+ Phần hội: Tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ như: giao lưu văn nghệ quần chúng, tấu cồng chiêng; các trò chơi dân gian truyền thống như: Bắn nỏ, gói bánh chưng, ném còn, kéo co, chơi đu, các môn thể thao quần chúng: bóng chuyền hơi nam, nữ…
Nghi lễ Tế lễ tại lễ hội truyền thống Đền Dốc Nghè
5. Lễ hội truyền thống Đền Nhà Bà, xã Tu Vũ
- Quy mô: Ủy ban nhân dân xã chủ trì tổ chức lễ hội.
- Địa điểm tổ chức: Đền Nhà Bà, khu 6, xã Tu Vũ.
- Thời gian tổ chức Lễ hội truyền thống Đền Nhà Bà: 04 ngày từ ngày 21/02 đến ngày 24/02/2024 (tức từ ngày 12 đến ngày 15 tháng Giêng năm Giáp Thìn).
- Nội dung:
+ Phần lễ: Tổ chức tế lễ, dâng hương theo nghi lễ truyền thống.
+ Phần hội: Tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ như: giao lưu văn nghệ quần chúng, tấu cồng chiêng; các trò chơi dân gian truyền thống như: Bắn nỏ, gói bánh chưng, ném còn, kéo co, chơi đu, các môn thể thao quần chúng: bóng chuyền hơi nam, nữ…
Đền Nhà Bà, xã Tu Vũ
6. Lễ hội truyền thống Cụm di tích Đền Chùa Thượng lộc xã Bảo Yên
- Quy mô: Ủy ban nhân dân xã chủ trì tổ chức lễ hội.
- Địa điểm tổ chức: Đền Chùa Thượng lộc, xã Bảo Yên.
- Thời gian tổ chức Lễ hội truyền thống Đền Chùa Thượng lộc: 03 ngày từ ngày 15/02 đến ngày 17/02/2024 (tức từ ngày 06 đến ngày 08 tháng Giêng năm Giáp Thìn).
- Nội dung:
+ Phần lễ: Tổ chức rước kiệu, tế lễ, dâng hương theo nghi lễ truyền thống.
+ Phần hội: Tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ như: đêm giao lưu văn nghệ quần chúng; các trò chơi dân gian truyền thống như: Cờ tướng, kéo co, bịt mắt bắt vịt…
Cụm Di tích Đền Chùa Thượng Lộc
7. Lễ hội truyền thống Cụm di tích Đình, Chùa La Phù, thị trấn Thanh Thuỷ
- Quy mô: Ủy ban nhân dân thị trấn Thanh Thuỷ chủ trì tổ chức lễ hội.
- Địa điểm tổ chức: Cụm Đình, Chùa La Phù, thị trấn Thanh Thuỷ.
- Thời gian tổ chức: 1,5 ngày; bắt đầu từ 7h30 ngày 20/2 đến 12h00’ ngày 21/02/2024 (tức từ ngày 11-12 tháng Giêng năm Giáp Thìn).
- Nội dung:
+ Phần lễ: Tổ chức tế lễ, dâng hương theo nghi lễ truyền thống.
+ Phần hội: Tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ như: Đêm giao lưu văn nghệ quần chúng, tổ chức cướp cây bông tại sân Đình, tái hiện lại Thần Tản viên sơn Thánh luyện quân đi đánh giặc, các môn thể thao quần chúng: bóng chuyền hơi nam, nữ…
Nghi lễ Tế lễ tại Lễ hội truyền thống Đình La Phù
8. Lễ hội truyền thống Đền Ngọc Sơn, xã Thạch Đồng
- Quy mô: Ủy ban nhân dân xã chủ trì tổ chức lễ hội.
- Địa điểm tổ chức: Đền Ngọc Sơn, xã Thạch Đồng.
- Thời gian tổ chức Lễ hội truyền thống Đền Ngọc Sơn: 02 ngày từ ngày 15/02 đến ngày 16/02/2024 (tức từ ngày 06 đến ngày 07 tháng Giêng năm Giáp Thìn).
- Nội dung:
+ Phần lễ: Tổ chức tế lễ, dâng hương theo nghi lễ truyền thống.
+ Phần hội: Tổ chức thi đấu môn thể thao quần chúng: bóng chuyền bóng chuyền hơi nữ.
Di tích Đền Ngọc Sơn, xã Thạch Đồng
9. Lễ hội truyền thống Đền Quốc Tế, xã Thạch Đồng
- Quy mô: Ủy ban nhân dân xã chủ trì tổ chức lễ hội.
- Địa điểm tổ chức: Đền Quốc Tế, xã Thạch Đồng.
- Thời gian tổ chức Lễ hội truyền thống Đền Quốc Tế: 1,5 ngày bắt đầu từ 7h30’ ngày 18/3 đến 12h00’ ngày 19/3/2024 (tức từ ngày 09-10 tháng Hai năm Giáp Thìn).
- Nội dung:
+ Phần lễ: Tổ chức tế lễ, dâng hương theo nghi lễ truyền thống.
+ Phần hội: Tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ như: đêm giao lưu văn nghệ quần chúng; thi đấu môn thể thao quần chúng: bóng chuyền hơi nữ, bắn nỏ.
Nghi lễ Tế lễ tại Lễ hội truyền thống Đền Quốc Tế
Những lưu ý khi tham gia lễ hội truyền thống đầu xuân cần phải biết để không phạm luật
Tại Khoản 2, Điều 6, Nghị định 110/2018/NĐ-CP về quản lý và tổ chức lễ hội có những quy định mà người tham gia lễ hội cần phải biết để không phạm luật như sau:
- Chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật; nội quy thực hiện nếp sống văn minh trong lễ hội;
- Ứng xử có văn hóa trong hoạt động lễ hội; trang phục lịch sự, phù hợp với thuần phong mỹ tục của dân tộc Việt Nam; không nói tục, chửi thề xúc phạm tâm linh, gây ảnh hưởng xấu tới không khí trang nghiêm của lễ hội;
- Thắp hương, đốt vàng mã đúng nơi quy định; không chen lấn, xô đẩy gây mất trật tự an ninh; giữ gìn vệ sinh môi trường;
- Không tổ chức hoặc tham gia các hoạt động mê tín, dị đoan, cờ bạc và các hành vi vi phạm pháp luật khác.
- Không thực hiện việc đổi tiền có chênh lệch giá trong khu vực di tích, lễ hội;
- Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động ngoài việc chấp hành nghiêm quy định trên còn phải thực hiện các quy định sau:
+ Không đi lễ hội trong giờ hành chính;
+ Không dùng xe công và các phương tiện công (hoặc thuê khoán phương tiện) tham gia lễ hội (trừ trường hợp thuộc thành phần tham gia tổ chức lễ hội hoặc được giao thực thi nhiệm vụ).
Phương Thịnh - Phòng VH&TT huyện Thanh Thủy